Để giải đáp câu hỏi này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phương pháp phẫu thuật tán sỏi thận trong bài viết dưới đây.
Các phương pháp tán sỏi thận trong y học hiện đại
Tán sỏi là phương pháp chữa sỏi thận không xâm lấn mà sử dụng sóng xung kích hoặc tia laser để phá vỡ sỏi hình thành trong niệu quản, trong thận hoặc bàng quang, chỉ định cho những trường hợp sỏi kích thước lớn, sỏi cứng, sỏi san hô... Hiện có nhiều cách lựa chọn để tán sỏi bao gồm:Tán sỏi ngoài cơ thể
Là phương pháp sử dụng máy tán sỏi có phát tia laser hoặc sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi để đạp vỡ sỏi.và đào thải chúng qua đường tiết niệu. Thời gian tán sỏi mất khoảng một giờ.Phương pháp này chỉ định với những bệnh nhân có sỏi khoảng 3cm ở các vị trí như: sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, sỏi nhóm đài trên, sỏi ở nhóm đài dưới nhưng cổ đài phải rộng. Chi phí cho phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể từ 2 – 4 triệu đồng.
Tán sỏi nội soi ngược dòng
Đây là phương pháp sử dụng ống soi niệu quản đưa từ niệu đạo lên bàng quang và niệu quản tiếp cận với viên sỏi sau đó đập vụn chúng bằng laser hoặc khí nén rồi sau đó lấy bơm rửa hết sỏi.Tán sỏi nội khoa |
Lấy sỏi thận qua da
Đây là phương pháp tạo đường hầm vào thận sau đó đưa ống nội soi có đường kính khoảng từ 10mm đến 15mm vào tiếp cận và phá vỡ sỏi bằng khí nén, laser hoặc siêu âm phá vỡ sỏi. Phương pháp này chỉ định với sỏi có kích thước lớn, sỏi ở vị trí bể thận, sỏi cứng, sỏi san hô, sỏi ở nhóm đài dưới. Chi phí lấy sỏi thận qua da dao động từ 8 – 12 triệu đồng.Tán sỏi thận có đau không?
Tán sỏi thận có đau không là nỗi lo của hầu hết mọi bệnh nhân khi lựa chọn phương pháp điều trị này. Các phương pháp tán sỏi thận kể trên đều là những phương pháp điều trị mới, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để hạn chế những bất tiện và nguy cơ có thể xảy ra với người bệnh so với phương pháp mổ mở truyền thống.Ưu điểm của phương pháp tán sỏi thận đó là hầu như không can thiệp xâm nhập, ít để lại sang chấn, và hạn chế những cơn đau và biến chứng ở người bệnh, đồng thời rút ngắn thời gian và chi phí điều trị cho người bệnh.
Tuy nhiên khi tiến hành những phương pháp tán sỏi trên, người bệnh ít nhiều vẫn bị đau trong và sau quá trình phẫu thuật. Do đó bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc và gây mê khi phẫu thuật để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.
Khi lựa chọn phương pháp tán sỏi thận qua da, người bệnh cũng cần lưu ý dù đây là phương pháp chữa bệnh hiện đại có nhiều ưu điểm vượt trội so với hình thức mổ mở tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp những biến chứng sau phẫu thuật như:
- Tắc niệu quản
- Nhiễm trùng máu
- Đau buốt khi đi tiểu
- Tụ máu quanh thận
- Thận ứ nước...
Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật, đồng thời có chế độ chăm sóc phù hợp sau khi tán sỏi thận.
Chúc các bạn sẽ sớm điều trị thành công căn bệnh này.
Bạn có thể quan tâm:
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét