Bệnh sỏi thận là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Những cơn đau do sỏi thận gây ra ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày của người bệnh. Bạn có đang lo lắng về những cơn đau sỏi thận phiền toái? Cùng nhau tìm hiểu xem bị sỏi thận đau ở đâu và cách giảm đau như thế nào các bạn nhé!

Bạ có thể quan tâm:


1/ Bị sỏi thận đau ở đâu và đau như thế nào?

Khi bị sỏi thận, các viên sỏi sẽ chèn ép vào các cơ quan của đường tiết niệu, làm tắc nghẽn và co thắt đường tiết niệu khiến nước tiểu bị ứ đọng lại, gây áp lực lên bể thận, tạo nên các cơn đau quặn thận.

Ban đầu, những cơn đau nhói, đau âm ỉ hay đau dữ dội có thể bắt đầu từ vị trí của thận (ngay dưới xương sườn) và các vùng xung quanh như: lưng, sườn và hạ sườn, sau đó phát triển, di chuyển từ vùng bụng dưới xuống phần dưới lưng và háng.


Lúc này, sỏi đang di chuyển theo đường tiết niệu xuống bàng quang, làm tồn thương những vùng mà nó đi qua, gây nên những cơn đau.

Nam giới khi bị sỏi thận còn có thể đau cả bìu và tinh hoàn.
Nhưng cơn đau này thường đến bất chợt, không có một quy tắc nhất định nào cả, có thể kéo dài tới 1 tiếng, kèm theo đổ mồ hôi lạnh, sốt, nôn, tiểu tiện ra máu,…

Với những bệnh nhân mà bệnh đã phát triển thành những viên sỏi có kích thước to thì khi ngồi hoặc nằm lâu ở một tư thế, sỏi sẽ chèn ép vào nhiều cơ quan nội tạng, cũng gây nên những cơn đau cho người bệnh.

2/ Làm sao để giảm những cơn đau do sỏi thận gây ra?

Vậy là các bạn đã biết khi bị sỏi thận đau ở đâu rồi phải không nào? Chúng ta phải làm gì để xoa dịu những cơn đau ấy đây? Sau đây mình sẽ chia sẻ một số bí quyết có thể phần nào giúp làm dịu bớt những cơn đau do sỏi thận gây ra:

Nằm yên nghỉ ngơi: 


khi bị đau, người bệnh không nên hoạt động, làm việc nặng mà cần nằm xuống nghỉ ngơi, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút. Bạn nên nằm thẳng, không nên nằm nghiêng. Vì nằm nghiêng có thể làm sỏi chèn ép vào các cơ quan làm tăng các cơn đau của người bệnh.


Chườm nước nóng:


 Bạn có thể dùng túi chườm chườm nước nóng lên các vùng bị đau như lưng, bụng, hông,… Hơi ấm của nước sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn, làm giảm đau tạm thời.


Uống nước nóng:


 Uống nước nóng có thể giúp xoa dịu bớt cơn đau đồng thời cung cấp thêm nước cho cơ thể. Bệnh nhân bị sỏi thận cần uống nhiều nước để tăng cường hoạt động bài tiết, đào thải độc tố, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Sử dụng thuốc chống viêm:


 Ở bệnh nhân bị sỏi thận, đường tiết niệu bị tắc nghẽn dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy bệnh nhân sỏi thận có thể sử dụng thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ để chống nhiễm trùng, chống co thắt, giảm phù nề và giảm đau.



Dùng thuốc giảm đau: 


Nếu cơn đau quá dữ dội, bạn không thể chịu đựng được thì có thể sử dụng một số thuốc giảm đau khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuy nhiên nên hạn chế dùng, không được làm dụng thuốc.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý: 


Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý không những nâng cao sức khỏe cho người bệnh, giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn mà còn hạn chế việc hình thành sỏi mới khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Bạn nên ăn ít chất béo, hạn chế các thực phẩm gây tiết nhiều axit uric, tránh xa chất kích thích, cung cấp vừa đủ lượng canxi và protein,… Ngoài ra, việc thường xuyên bổ sung các thực phẩm có chức năng tán sỏi vào bữa ăn cũng góp phần giúp bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng. Các thực phẩm có khả năng đánh tan sỏi thận bạn có thể tham khảo là: đu đủ, dứa, rau ngổ, rau mùi, sung, rau bợ, dầu ô liu,…

Hi vọng sau khi đọc các chia sẻ trên đây các bạn đã biết được bị sỏi thận đau ở đâu và cách làm giảm những cơn đau do sỏi thận gây ra. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe những chia sẻ của mình. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh và có sức khỏe thật tốt!

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cẩm nang đông y - Trị bệnh cứu người © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top