Một số biểu hiện bệnh sỏi thận bạn cần quan tâm. Nếu thấy có dấu hiệu bạn nên đi khám baccs sĩ ngay để có phương hướng chữa trị bệnh hiệu quả.

Bạn có thể xem thêm:



Câu hỏi:
Chào bác sĩ, tôi là Nguyễn Văn Hùng 32 tuổi một tháng trở lại đây tôi đi tiểu rất nhiều lần trong ngày và có cảm giác đau buốt, khó chịu mỗi lần đi tiểu dù uống rất ít nước. Vậy đây liệu có phải là biểu hiện bệnh sỏi thận? Rất mong nhận được lời giải đáp từ bác sĩ?
(Nguyễn Văn Hùng, Thái Bình)

Giải đáp:
Chào bạn,
Tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt thường đi liền với nhau tuy nhiên chưa thể khẳng định chắc chắn rằng bạn đã bị sỏi thận. Bởi triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý khác như:
-          Các bệnh về tuyến tiền liệt:
·         Phì đại tuyến tiền liệt: Trạng thái tuyến tiền liệt bị phì đại dẫn đến chèn ép niệu đạo hoặc bàng quang sinh ra các hiện tượng tiểu nhiều, tiểu rắt kèm theo cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Bệnh này thường gặp ở đàn ông cao tuổi.
·         Viêm tuyến tiền liệt: Thường có biểu hiện tiểu nhiều, tiểu buốt, nước tiểu đục trắng, bệnh cũng thường gặp ở đàn ông trung niên.

-          Viêm bàng quang: Bệnh lý do bị nhiễm khuẩn, gây nên các kích ứng niêm mạc bàng quang từ đó dẫn đến viêm bàng quang. Triệu chứng đi kèm là tiểu rắt, tiểu đục hoặc có lẫn máu.
-          Niệu đạo bị thắt hẹp: Đây cũng là bệnh lý thường gặp nhiều ở nam giới có thể do một số nguyên nhân như:
·         Chấn thương vùng chậu
·         Chấn thương do tai nạn
·         Phẫu thuật tuyến tiền liệt trước
·         Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
·         Viêm bao quy đầu...
Ngoài ra tiểu buốt, tiểu rắt cũng có thể là triệu chứng của các bệnh như: Lao thận, lao bàng quang, viêm niệu đạo, các bệnh nội tiết như đái tháo đường...
Biểu hiện bệnh sỏi thận

Các biểu hiện bệnh sỏi thận thường gặp


Tiểu buốt, tiểu rắt cũng là một trong những biểu hiện bệnh sỏi thận thường gặp nhất. Tuy nhiên bên cạnh những dấu hiệu đó, bệnh sỏi thận còn thường kèm theo các triệu chứng như:
-          Đau bụng dưới, đau lưng, mạn sườn
-          Tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, có khi kèm theo máu
-          Đau khi ngồi lâu
-          Thường xuyên bị sốt
-          Sưng vùng bụng, đùi
Để có được kết quả chính xác nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp để lâu bệnh thêm nặng hoặc tự ý sử dụng thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân.
Một số điều cần lưu ý khi mắc bệnh sỏi thận


Một số cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

Trong trường hợp bạn kiểm tra và có kết quả chuẩn đoán mắc bệnh sỏi thận, bạn cần lưu ý một số điều sau:
-          Tùy theo tình trạng bệnh, kích thước sỏi để lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp
-          Với sỏi kích thước lớn từ 2, 3 cm trở lên nên áp dụng các phương pháp Tây y hiện đại như mổ nội soi, tán sỏi, bắn sỏi bằng tia laser...


-          Với sỏi có kích thước nhỏ dưới 2cm nên lựa chọn phương pháp chữa bệnh sỏi thận trong Đông y để tiết kiệm chi phí đồng thời có thể điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh bệnh tái phát.
-          Khi áp dụng các phương pháp trị sỏi thận dân gian cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc
-          Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều oxalat, protein như thịt, sữa, các loại đậu, tôm, cua, cá...
-          Tập ăn nhạt để ngăn quá trình hình thành sỏi
-          Uống nhiều nước ( từ 1,5l – 2l nước / ngày)
Hy vọng những thông tin giải đáp phía trên sẽ giúp bạn tháo gỡ thắc mắc xoay quanh biểu hiện bệnh sỏi thận.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về căn bệnh này hoặc lựa chọn những phương pháp Đông Y chữa bệnh sỏi thận hãy liên hệ trực tiếp qua hotline để được hỗ trợ.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cẩm nang đông y - Trị bệnh cứu người © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top