Sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh lý không đó là vấn đế được rất nhiều người bệnh quan tâm. Thận là bộ phận quan trọng cơ thể, tác động trực tiếp đến khả năng sinh lý và sinh sản. Thận bị tổn thương, các chức năng của nó cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bạn đọc xem thêm:

Chức năng của thận và sinh lý nam giới

Thận có chức năng điều hòa hormon sinh dục androgen ở nam giới. Từ đó, thận giúp hình thành các đặc nam và duy trì hoạt động tình dục. Do đó, nếu thận xảy ra vấn đề gì thì nó có thể ảnh hưởng tới tâm lý và tác động trực tiếp đến sinh lý nam.


Chức năng của tuyến thượng thận với sinh lý nam giới

- Thận tiết hormone androsteron có chức năng điều hòa các muối khoáng ion Na+ và thải K+ trong máu. Ngoài ra, hormone cooctizon được thận tiết ra có tác dụng chuyển hóa glucozo từ protein và lipit. Từ đó giúp điều hòa lượng đường huyết của cơ thể.
- Hormon androsteron, ostrogen do thận tiết ra có tác dụng điều hòa sinh dục nam. Androgen có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phôi, sự phân hóa giới tính nam.
- Đến tuổi dậy thì, hormone androgen cùng với hormon testosteron giúp kích thích cơ quan sinh dục phát triển.

Bệnh sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh lý không ?

Để trả lời câu hỏi “Sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh lý không?” trước hết chúng ta cần tìm hiểu bệnh sỏi thận là gì, nguyên nhân và các triệu chứng.

Sỏi thận là căn bệnh không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Độ tuổi thường gặp mắc bệnh sỏi thận với nữ giới là từ 20-40, ở nam giới là từ 20-50. Bệnh sỏi thận là căn bệnh do các chất khoáng có trong nước tiểu không được hòa tan mà lại tích tụ, lắng đọng lâu ngày kết tủa tạo thành sỏi.

Bệnh sỏi thận thường có một số triệu chứng như: đau, cơn đau xuất phát từ lưng rồi lan xuống hông, xuống đùi. Ngoài ra, người bị sỏi thận thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm với sức khỏe như: suy thận, vỡ thận thậm chí là tử vong.

Sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh lý của người bệnh nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm. Sỏi thận ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào thận khiến thận bị tổn thương. Bệnh sỏi thận có thể ảnh hưởng đến sinh lý và gây ra một số bệnh sinh lý như:

  • Rối loạn ham muốn: Người bệnh bị mất hoặc giảm ham muốn tình dục.
  • Rối loạn cảm giác: Người bệnh cảm thấy không thoải mái, có thể thấy đau hoặc không “lên đỉnh” được. 
  • Rối loạn cương, rối loạn xuất tinh: Đây là tình trạng xuất tinh sớm hoặc có thể không xuất tinh.
  • Bệnh sỏi thận dẫn đến sự thay đổi của các thành phần hóa chất trong cơ thể. Do đó, nó sẽ tác động đến tuần hoàn máu, chức năng thần kinh, hormon, năng lượng cơ thể,… Từ đó, sỏi thận có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục của nam giới.

Nam giới bị sỏi thận làm giảm khả năng sinh lý khiến người bệnh mất cảm giác ham muốn, ngại quan hệ và làm giảm chất lượng tinh trùng. Đối với những người đang muốn có con, bệnh sỏi thận có thể làm giảm nguy cơ thụ thai.

Cách phòng tránh và chữa trị bệnh sỏi thận

Đế làm giảm biến chứng của bệnh với sức khỏe việc phòng tránh và chữa trị bệnh sỏi thận là vô cùng quan trọng.

Cách điều trị bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận có thể điều trị dễ dàng nếu sỏi có kích thước nhỏ. Người bệnh chỉ cần uống nhiều nước, thuốc lợi tiểu sẽ giúp loại sỏi ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Mỗi ngày người bệnh nên uống từ 2-3 lít nước, uống đều trong các khoảng thời gian trong ngày. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống nước ép hoa quả, nước rau hoặc nước sắc của các cây thuốc nam có tác dụng chữa sỏi thận hiệu quả.

Với những sỏi có kích thước lớn hơn, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số phương pháp như: tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi. Phương pháp này phức tạp hơn và có thể gây đau đớn cho người bệnh. Việc điều trị bằng phương pháp này rất nhanh chóng tuy nhiên khiến bệnh rất dễ tái phát.

Các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận

Điều trị ngoại khoa

Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi…

Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.

Điều trị nội khoa
Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản.

Tán sỏi nội soi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.

Tán sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4.

Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển trên thế giới, tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước nhỏ hơn 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.

Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.

Phẫu thuật bằng robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.

Điều trị nội khoa

Với những loại sỏi vừa hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng, không đau đớn.

Dùng thuốc Đông y như kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động.
Dùng thuốc giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần.

Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị.

Nói chung, với nhiều phương pháp như hiện nay thì việc điều trị sỏi thận không còn khó khăn nhưng hầu hết các phương pháp này chỉ mới điều trị hết sỏi chứ chưa ngăn ngừa tái phát nên bệnh nhân thường phải điều trị nhiều lần gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng. Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, người bệnh cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức. Điều này thì các phương pháp như: phẫu thuật, tán sỏi… chưa làm được.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Nếu không, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nặng nề như: tăng huyết áp, viêm thận bể thận mạn, ứ mủ thận, suy thận cấp và đặc biệt, suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận.

Cách phòng tránh


Với những người đã từng bị sỏi thận và những người chưa bị bao giờ, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh sỏi thận.
Sau đây là một số cách giúp phòng bệnh hiệu quả:

  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều protein như thịt gà, thịt bò, thịt trâu.
  • Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả
  • Cung cấp đủ hàm lượng canxi cho cơ thể
  • Tích cực rèn luyện cơ thể, tập thể dục
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.


0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cẩm nang đông y - Trị bệnh cứu người © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top